banner tour mien tay

Tour miền tây 2 ngày

Chùa Vĩnh Tràng - Một Trong Những Ngôi Chùa Cổ Đẹp Nhất Miền Tây

Vùng đất Tiền Giang vốn nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn như di tích lịch sử Ấp Bắc, chợ nổi Cái Bè, trại rắn Đồng Tâm, mang đậm bản sắc vùng Miền Tây Nam bộ. Đặc biệt một công trình phật giáo nổi tiếng mà du khách không nên bỏ qua chính là chùa Vĩnh Tràng.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn đi theo hướng quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố Mỹ Tho. Sau đó đi theo hướng tỉnh lộ 879 khoảng 3km, đến công viên Vĩnh Tràng, sau đó rẽ trái khoảng 300 m là đến chùa Vĩnh Tràng.
Chùa Vĩnh Tràng Mỹ Tho

Chùa Vĩnh Tràng nằm ở đâu?

Nằm cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 3km, chùa Vĩnh Tràng cùng với Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Cần Thơ), chùa Dơi (Sóc Trăng), chùa Xiêm Cán (Bạc Liêu),... là một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Tây, thu hút đông đảo du khách gần xa ghé hành hương, ngoạn cảnh vào những ngày lễ lộc.

Chùa Vĩnh Tràng hay còn gọi là chùa Vĩnh Trường có một lịch sử xây dựng nhiều thăng trầm và trải qua nhiều đời thay đổi, tôn tạo. Theo sử sách ghi chép, thời vua Minh Mạng, chùa Vĩnh Tràng chỉ là một cái am nhỏ được ông bà Bùi Công Đạt xây dựng.

Chùa Vĩnh Tràng có gì đặc biệt?

Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng theo lối kiến trúc tổng hợp, giao thoa giữa nền kiến trúc Á - Âu như kiến trúc Pháp, La Mã, Thái, Miên và Chàm. Tuy nhiên, kiểu kiến trúc điêu khắc cốt lõi vẫn mang đậm truyền thống của người Việt. Được xây dựng theo hình dáng chữ Quốc của Hán tự, gồm 4 gian nối tiếp nhau là Tiền đường, Chánh điện, nhà Tổ và nhà Hậu.

Các gian nhà đều được làm bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao và xung quanh xây tường vững chắc. Bên trong chùa có nhiều bao lam, hoành phi và câu đối cẩn bằng miếng chai nổi mầu sắc óng ánh trông rất đẹp. Các bao lam được chạm trổ công phu, tinh tế, điển hình là bộ bao lam Bát tiên kỵ thú đặt ở gian giữa.

Phía trước chùa Vĩnh Tràng có hai cổng tam quan kiểu võ quy mô và tráng lệ, được xây vào năm 1933 theo lối kiến trúc cổ lầu. Điểm đặc biệt của cổng tam quan này là ở nghệ thuật ghép những mảnh sành sứ có để minh họa cho lịch sử nhà Phật với đủ hình dáng của long, lân, quy, phượng, ngư, tiều, canh, mục,... vô cùng ấn tượng và đặc sắc.

Vùng đất Tiền Giang vốn nổi tiếng với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn như di tích lịch sử Ấp Bắc, chợ nổi Cái Bè, trại rắn Đồng Tâm, mang đậm bản sắc vùng Tây Nam bộ. Đặc biệt một công trình phật giáo nổi tiếng mà du khách không nên bỏ qua chính là chùa Vĩnh Tràng.

Từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn đi theo hướng quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố Mỹ Tho. Sau đó đi theo hướng tỉnh lộ 879 khoảng 3km, đến công viên Vĩnh Tràng, sau đó rẽ trái khoảng 300 m là đến chùa Vĩnh Tràng.

Chùa Vĩnh Tràng nằm ở đâu?

Nằm cách trung tâm thành phố Mỹ Tho khoảng 3km, chùa Vĩnh Tràng cùng với Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Cần Thơ), chùa Dơi (Sóc Trăng), chùa Xiêm Cán (Bạc Liêu),... là một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Tây, thu hút đông đảo du khách gần xa ghé hành hương, ngoạn cảnh vào những ngày lễ lộc.

Chùa Vĩnh Tràng hay còn gọi là chùa Vĩnh Trường có một lịch sử xây dựng nhiều thăng trầm và trải qua nhiều đời thay đổi, tôn tạo. Theo sử sách ghi chép, thời vua Minh Mạng, chùa Vĩnh Tràng chỉ là một cái am nhỏ được ông bà Bùi Công Đạt xây dựng.

Chùa Vĩnh Tràng có gì đặc biệt?

Chùa Vĩnh Tràng được xây dựng theo lối kiến trúc tổng hợp, giao thoa giữa nền kiến trúc Á - Âu như kiến trúc Pháp, La Mã, Thái, Miên và Chàm. Tuy nhiên, kiểu kiến trúc điêu khắc cốt lõi vẫn mang đậm truyền thống của người Việt. Được xây dựng theo hình dáng chữ Quốc của Hán tự, gồm 4 gian nối tiếp nhau là Tiền đường, Chánh điện, nhà Tổ và nhà Hậu.

Các gian nhà đều được làm bằng xi măng và gỗ quý, nền đúc cao và xung quanh xây tường vững chắc. Bên trong chùa có nhiều bao lam, hoành phi và câu đối cẩn bằng miếng chai nổi mầu sắc óng ánh trông rất đẹp. Các bao lam được chạm trổ công phu, tinh tế, điển hình là bộ bao lam Bát tiên kỵ thú đặt ở gian giữa.
Tượng Phật Di Lăc tại chùa Vĩnh Tràng

Phía trước chùa Vĩnh Tràng có hai cổng tam quan kiểu võ quy mô và tráng lệ, được xây vào năm 1933 theo lối kiến trúc cổ lầu. Điểm đặc biệt của cổng tam quan này là ở nghệ thuật ghép những mảnh sành sứ có để minh họa cho lịch sử nhà Phật với đủ hình dáng của long, lân, quy, phượng, ngư, tiều, canh, mục,... vô cùng ấn tượng và đặc sắc.

Chùa có diện tích khoảng 2 hecta gồm nhiều khu vực như Phật đài A di đà, chánh điện chính, đài quân âm, vườn tháp, phòng phát hành kinh sách,...
Ngoài ra trong khuôn viên chùa có sân kiểng, ao sen và nhiều cây cổ thụ cao lớn và vườn cây ăn trái luôn rợp bóng mát.

Là một công trình mỹ thuật độc đáo, chùa Vĩnh Tràng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và là một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Tây Nam bộ. Vào những ngày rằm, mùng một chùa Vĩnh Tràng lúc nào cũng có đông đảo người dân ở nhiều nơi đến hành hương. Người dân đến đây không chỉ để ngắm một ngôi chùa lớn, mà còn đến để gửi gắm những ước vọng bình an, trải lòng mình trong một không gian yên bình, an tịnh.

Chùa có diện tích khoảng 2 hecta gồm nhiều khu vực như Phật đài A di đà, chánh điện chính, đài quân âm, vườn tháp, phòng phát hành kinh sách,...
Ngoài ra trong khuôn viên chùa có sân kiểng, ao sen và nhiều cây cổ thụ cao lớn và vườn cây ăn trái luôn rợp bóng mát.

Là một công trình mỹ thuật độc đáo, chùa Vĩnh Tràng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và là một trong những ngôi chùa lớn nhất miền Tây Nam bộ. Vào những ngày rằm, mùng một chùa Vĩnh Tràng lúc nào cũng có đông đảo người dân ở nhiều nơi đến hành hương. Người dân đến đây không chỉ để ngắm một ngôi chùa lớn, mà còn đến để gửi gắm những ước vọng bình an, trải lòng mình trong một không gian yên bình, an tịnh.