Miền Tây Nam Bộ: Nền văn hóa cổ từ Vương quốc Phù Nam đến nền văn hóa Óc Eo Nam Bộ
Nếu như miền Bắc nước ta có nền văn hóa Đông Sơn, đến văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa ở Nam Trung Bộ. Còn đồng bằng châu thổ sông Cửu Long đã hình thành và phát triển nền văn hóa Óc Eo tạo dựng nền tảng cho sự ra đời của Vương quốc Phù Nam. Và rồi sau những biến thiên của lịch sử, các nền văn hóa đó đã tích hợp vào dòng chảy chung và thống nhất của văn hóa dân tộc Việt Nam. Trong đó riêng nền văn hóa, văn minh Vương quốc Phù Nam cho thấy sự phát triển đáng kinh ngạc, đỉnh cao rực rỡ trên nhiều lĩnh vực xã hội ngay từ thế kỷ I đến thế kỷ VII Vương quốc hùng mạnh và lụi tàn từ biển.
Miền Tây Nam Bộ : Những di tích của nền văn hóa Óc Eo :
Núi Ba Thê nhìn từ Di tích Gò Cây Thị, toàn bộ khu vực rộng 450ha kéo dài từ chân núi là Di tích quốc gia đặc biệt Óc Eo. Lịch sử loài người đã chứng kiến sự hình thành, phát triển rực rỡ của một đế chế vào những thế kỷ đầu Công nguyên và dần suy yếu, lụi tàn ở thế kỷ VII.
Đó là Vương quốc Phù Nam có trung tâm đô thị đặt tại thương cảng Óc Eo- Ba Thê thuộc Thoại Sơn- An Giang. nơi đây trong nhiều thế kỷ đã trở thành đầu mối giao thương của tuyến đường biển từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, sau đó trung tâm giao dịch đường biển này chuyển dần sang eo biển Malacca. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy yếu một đế chế hùng mạnh nhất Đông Nam Á, Châu Á.
Đó là Vương quốc Phù Nam có trung tâm đô thị đặt tại thương cảng Óc Eo- Ba Thê thuộc Thoại Sơn- An Giang. nơi đây trong nhiều thế kỷ đã trở thành đầu mối giao thương của tuyến đường biển từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương, sau đó trung tâm giao dịch đường biển này chuyển dần sang eo biển Malacca. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm suy yếu một đế chế hùng mạnh nhất Đông Nam Á, Châu Á.
Thanh Thạch Đại Đao trên núi Ba Thê, núi Ba Thê thuộc di tích Óc Eo
Sơn Tiên Tự trên đỉnh núi Ba Thê thuộc di tích Óc Eo
Miền Tây nam Bộ : Tìm hiểu sự ra đời của một vương quốc hùng mạnh:
Phù Nam từ một vương quốc thế kỷ I- III đã phát triển thành một đế chế rộng lớn ở Đông Nam Á gồm nhiều tộc người với hàng chục nước lệ thuộc, với phạm vi lan rộng rất nhiều so với địa bàn trung tâm Vương quốc Phù Nam. nền văn hóa Óc Eo đã chứng tỏ Phù Nam có quan hệ giao lưu rộng rãi với thế giới: Đông Á, Nam Á và cả Tây Á, La Mã mà trong đó ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ là sâu đậm nhất. Văn hóa Phù Nam nổi bật lên tính cách của nền văn hóa biển và thương mại.
Còn nông nghiệp trồng lúa nước vùng đầm lầy giữ vai trò cung cấp lương thực cho cộng đồng cư dân, vùng núi Đông Bắc cung cấp lâm thổ sản, nhưng Phù Nam trở nên hùng mạnh là từ kinh tế biển và thương mại.
Từ đầu Công nguyên đến thế kỷ V, con đường mậu dịch trên biển nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương men theo ven biển từ Trung Hoa qua ven biển Chămpa, Phù Nam, bán đảo Mã Lai rồi chuyển bộ qua eo Kra và tiếp tục con đường ven biển qua các nước Nam Á đến Tây Á và từ đó nối với thế giới Địa Trung Hải. Phù Nam nằm trên vị trí cực kỳ thuận lợi của hải trình Đông- Tây này.
Còn nông nghiệp trồng lúa nước vùng đầm lầy giữ vai trò cung cấp lương thực cho cộng đồng cư dân, vùng núi Đông Bắc cung cấp lâm thổ sản, nhưng Phù Nam trở nên hùng mạnh là từ kinh tế biển và thương mại.
Từ đầu Công nguyên đến thế kỷ V, con đường mậu dịch trên biển nối liền Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương men theo ven biển từ Trung Hoa qua ven biển Chămpa, Phù Nam, bán đảo Mã Lai rồi chuyển bộ qua eo Kra và tiếp tục con đường ven biển qua các nước Nam Á đến Tây Á và từ đó nối với thế giới Địa Trung Hải. Phù Nam nằm trên vị trí cực kỳ thuận lợi của hải trình Đông- Tây này.
Miền Tây Nam Bộ: Tìm hiểu di tích Nam Linh Sơn tự:
Nơi được cho là ngôi đền để các vua chúa Phù Nam thực hiện các nghi thức tôn giáo. Đế chế Phù Nam lại kiểm soát toàn bộ con đường buôn bán ven biển qua bán đảo Mã Lai. Do đó, đô thị cảng Óc Eo- Ba Thê sớm trở thành trung tâm mậu dịch quốc tế vô cùng quan trọng. Ngoài giao thương mua bán, cảng Óc Eo còn là nơi dừng chân để lấy nước, lương thực, thực phẩm cho các thương thuyền trên hải trình thương mại quốc tế.
Miền Tây Nam Bộ: Lịch Sử hình thành gai đoạn thế kỷ XVII:
Năm 1658 vua nước Chân Lạp mất nội bộ nước Chân Lạp lục đục vì tranh giành ngôi. Lúc đó chúa Nguyễn Phúc Tần đã giúp một hoàng thân Chân Lạp là Batom Reachea lên ngôi, đáp lại vị vua mới của Chân Lạp đã ký hiệp ước triều cống chúa Nguyễn hàng năm và cho phép người Việt được làm chủ vùng đất đã khai hoang ở Sài Gòn, Đồng Nai, Bà Rịa. Tại những khu vực này lưu dân Việt sinh sống ngày càng đông đúc, chúa Nguyễn đã phải cử một đội quân mạnh để giữ gìn an ninh cũng như đặt các quan cai trị và thu thuế.
Miền Tây Nam Bộ : Lịch sử hình thành trong giai đoạn 1679
Thời kỳ các quan nhà Minh gồm Dương Ngạn Địch và phó tướng Hoàng Tiến là Tổng binh Trấn thủ đất Long môn Quảng Tây - Trung Quốc, Trần Thượng Xuyên và phó tướng Trần An Bình là tổng binh châu Cao, Lôi, Liêm thuộc Quảng Đông - Trung Quốc. Những người này không chịu làm tôi nhà Thanh nên đã đem 3000 người cùng 50 chiếc thuyền sang xin ở làm dân Đại Việt. Lúc này chúa Nguyễn Phúc Tần nhân muốn khai khẩn đất Chân Lạp, bèn cho họ vào ở đất Đông Phố (Gia Định). Những người này chia nhau ở đất Đồng Nai, Biên Hòa, Mỹ Tho thuộc Tiền Giang, cùng khia mở vùng đất mới cày ruộng, làm nhà, lập ra phường phố đông đúc. Lúc này có người phương Tây, Nhật Bản, Chà Và đến buôn bán khá đông.
Chùa Vĩnh Tràng - Một trong những ngôi chùa cổ thuộc thành phố Mỹ Tho - Tiền Giang
Miền Tây Nam Bộ : Lịch sử giai đoạn 1698 - 1699:
Chúa Nguyễn Phúc Chu sai Nguyễn Hữu Cảnh làm kinh lược đất Chân Lạp. Ông chia đất Đông Phố của những người Tàu ra làm dinh, làm huyện, lấy Đồng Nai làm huyện Phúc Long và Sài Gòn làm huyện Tân Bình. Ông đặt Trấn Biên dinh (Biên Hòa), đất Trấn Biên thì lập làm xã Thanh Hà, và Phiên Trấn dinh (Gia Định), đất Phan Trấn thì lập làm xã Minh Hương, rồi sai quan vào cai trị. Chúa Nguyễn lại chiêu mộ những người lưu dân từ Quảng Bình trở vào để lập ra thôn xã và khai khẩn ruộng đất, những người Việt và Tàu ở đây đều thuộc về sổ bộ nước Việt của chúa Nguyễn. Năm 1699 vua Ang Em của Chân Lạp tổ chức một cuộc phản công nhằm dành lại nhưng bị thất bại.
Miền Tây Nam Bộ: Người làm rạng rở miền tây:
Mạc Cửu, một người gốc Quảng Đông, khi nhà Thanh cướp ngôi nhà Minh đã cùng gia quyến bỏ sang Chân Lạp năm 1680 khai khẩn và cai quản 7 xã gồm toàn lưu dân, gọi là Hà Tiên, Mạc Cửu mở rộng đất đai của mình gồm vùng đất Hà Tiên, Rạch Giá, Phú Quốc khi đó đang thuộc Chân Lạp nhưng Chân Lạp không kiểm soát được. Năm 1708 để tránh áp lực thường xuyên của Xiêm La sang cướp phá, Mạc Cửu đã dâng đất khai phá xin nội thuộc về chúa Nguyễn Phúc Chú, chúa Nguyễn đổi tên thành Trấn Hà Tiên và phong cho Mạc Cửu làm chức Tổng binh, cai quản đất Hà Tiên. Khi Mạc Cửu mất con là Mạc Thiên Tứ lại được làm chức đô đốc tiếp tục cai quản Hà Tiên. Mạc Thiên Tứ đắp thành, xây lũy, mở chợ, làm đường và đưa người về dạy Nho học để khai hóa đất Hà Tiên.
Lộc Trĩ Thôn Cư (Thuộc Hà Tiên Thập Cảnh khi xưa)
Châu Nham Lạc Lộ - Trong Hà Tiên Thập Cảnh Xưa
Miền Tây Nam Bộ: Lịch sử giai đoạn Từ năm 1735 - 1739
Mạc Thiên Tứ mở rộng đất đai kiểm soát của mình sang bán đảo Cà Mau, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cần Thơ. Đưa thêm các vùng đất mới này vào Trấn Hà Tiên thuộc lãnh thổ Đàng Trong. Đến năm 1732, chúa Nguyễn Phúc Chú tiến chiếm vùng đất ngày nay là Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang dựng dinh Long Hồ trực thuộc phủ Gia Định.
Miền Tây Nam Bộ : Lịch sử giai đoạn 1753:
Biết vua Chân Lạp là Nặc Nguyên thông sứ với chúa Trịnh ở ngoài Đàng Ngoài để lập mưu đánh chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Phúc Khoát sai Nguyễn Cư Trinh sang đánh Nặc Nguyên. Năm 1755 Nặc Nguyên thua bỏ thành Nam Vang chạy sang Hà Tiên nhờ Mạc Thiên Tứ, rồi xin dâng hai phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp (nay là Tân An và Gò Công) cho chúa Nguyễn để cầu hòa. Năm 1757 Nặc Nguyên mất, chú họ là Nặc Nhuận dâng hai phủ Trà Vinh và Ba Thắc (Sóc Trăng) xin chúa Nguyễn Phúc Khoát phong cho làm vua Chân Lạp. Sau đó Nặc Nhuận bị người con rể là Nặc Hinh giết và cướp ngôi. Quan tổng suất là Trương Phúc Du thừa kế sang đánh thắng Nặc Hinh. Chúa Nguyễn cho lập Nặc Tôn con Nặc Nhuận vốn đang nương nhờ Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên trong lúc hoạn nạn làm vua Chân Lạp. Nặc Tôn dâng đất Tầm Phong Long (vùng đất nằm giữa Sông Tiền và Sông Hậu tương ứng với Châu Đốc, Sa Đéc) để tạ ơn chúa Nguyễn. Đất miền nam Việt Nam bây giờ thì trước đó là đất của Chân Lạp, tuy nhiên trước đó thì Chân Lạp lại là kẻ chiếm đất của Phù Nam đã từng tồn tại từ khoảng thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 tại đồng bằng sông Mekong. Nặc Tôn lại dâng 5 phủ là Hương Úc, Cần Bột, Trực Sâm, Sài Mạt, Linh Quỳnh để tạ ơn riêng Mạc Thiên Tứ, Mạc Thiên Tứ đem những đất ấy dâng chúa Nguyễn, chúa cho thuộc về trấn Hà Tiên cai quản, 5 phủ này về sau khi Pháp thành lập Liên bang Đông Dương đã cắt trả về cho Cao Miên, ngày nay là 2 tỉnh Takéo và Kampot.
Miền Tây Nam Bộ : Nhìn lại lịch sử những nền văn hóa xưa:
Theo các thư tịch cổ thì vào đầu Công nguyên trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay, xuất hiện ba trung tâm văn minh và Nhà nước vào loại sớm nhất ở Đông Nam á là: Trung tâm văn hoá Đông Sơn và nước Văn Lang - Âu Lạc ở miền Bắc, Trung tâm văn hoá Sa Huỳnh và nước Lâm ấp (Chăm Pa) ở miền Trung, Trung tâm văn hoá óc Eo và nước Phù Nam ở phía Nam. Đến đầu thế kỷ VII Phù bị Chân Lạp thôn tính. Song Chân Lạp đã không có điều kiện để quản lý và khai thác vùng đất này. Sự sầm uất, trù phú của Nam Bộ là công lao khai phá của nhóm cư dân chủ yếu là người Việt từ cuối thế kỷ XVI, nhất là vào thế kỷ XVII, XVIII và đầu thế kỷ XIX. Chúa Nguyễn là người bảo hộ cho quá trình khai phá và thiết lập chủ quyền ở Nam Bộ một cách hoà bình, hữu nghị không phải do chiến tranh. Từ thế kỷ XVII các chúa Nguyễn đã tổ chức các đơn vị hành chính, sắp đặt quan cai trị, lập sổ sách quản lý dân đinh, ruộng đất và định ra các loại thuế. Phủ Gia Định thành lập năm 1698 gồm hai dinh Trấn Biên (Biên Hoà) và Phiên Trấn (Gia Định) quản lí hơn 4 vạn hộ. Sau năm 1744 vùng đất từ Nam Hoành Sơn đến mũi Cà Mau được chia làm 12 dinh, trong đó vùng đất Nam Bộ chia thành 4 dinh (Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ và Hà Tiên). Trừ Hà Tiên lúc đầu còn là một dinh phụ thuộc, mỗi dinh quản hạt một phủ, dưới phủ có huyện, tổng hay xã. Từ đó, về cơ bản tổ chức hành chính trên vùng đất Nam Bộ đã được kiện toàn.
Miền Tây Nam Bộ : Nhìn lại lịch sử Triều Nguyễn:
Vua Gia Long thành lập năm 1802 tiếp tục sự nghiệp của các chúa Nguyễn, đã hoàn thiện hệ thống hành chính và thống nhất quản lí trên quy mô cả nước. Năm 1836 vua Minh Mạng cho lập sổ địa bạ toàn bộ lục tỉnh Nam Kỳ. Năm 1817 vua Gia Long cho đào kênh Thoại Hà. Đầu những năm 20, vua Minh Mạng cho đào kênh Vĩnh Tế nối Châu Đốc và Hà Tiên. ý thức sâu sắc đối với chủ quyền lãnh thổ, các chúa Nguyễn đã đánh bại các cuộc tiến công xâm phạm lãnh thổ của quân Xiêm. Tiêu biểu cho ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút của Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy vào năm 1785. Sang thế kỷ XIX, các vua Nguyễn đã cho xây dựng hệ thống các đồn luỹ trấn thủ dọc theo biên giới để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên vùng đất Nam Bộ.
Miền Tây Nam Bộ: Giai đoạn Pháp xâm lược Việt Nam
Năm 1858 Pháp đánh chiếm Nam Bộ, người dân Nam Bộ đã đoàn kết kháng chiến chống ngoại xâm. Đặc biệt từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo (1930) nhân dân Nam Bộ đã kiên cường chiến đấu góp phần vào thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, đi đến thắng lợi hoàn toàn, cùng nhân dân cả nước xây dựng Tổ quốc Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ từ ải Nam quan đến mũi Cà Mau, văn bản các hiệp ước quốc tế đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ. Tháng 12/1845 ba nước An Nam (Việt Nam), Xiêm (Thái Lan) và Miên (Campuchia) đã ký một hiệp ước, trong đó thừa nhận 6 tỉnh Nam kỳ thuộc Việt Nam. Năm sau (1846) triều Nguyễn và Xiêm lại ký một hiệp ước có nhắc lại điều đó. Đây là hiệp ước mà sau này Cao Miên cũng tham gia.