Chợ nổi Cái Răng là một trong ba chợ nổi lớn nhất Cần Thơ. Nơi duy nhất còn lưu giữ được những nét đặc trưng của chợ nổi vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chợ nổi là một những nét văn hóa lâu đời của người miền tây cái thời giao thông trên bộ chưa phát triển, thương mại điện tử, kỹ thuật số chưa phát triển như ngày nay thì hàng ngày các cô, các chị, các dì phải dậy từ nữa đêm về sáng để kịp đưa hàng đến chợ nổi bán cho các đầu mối thu mua hay những người lấy hàng bán lẻ cũng phải đi từ sớm nên có câu " Chợ đã nổi nửa đêm về sáng" trong khi các anh, các chú đâu đó vẫn còn chưa tỉnh vì cuộc lai rai từ chiều hôm đến khuya cho nên "Ta vẫn chìm gữa buổi hoàng hôn" một chút vui hào sảng của người miền tây.
Ngày nay chợ nổi Cái Răng chủ yếu phục vụ cho khách du lịch cho nên chợ hoạt động nhộn nhịp nhất là vào khoản 7h00 - 10h00 sáng.
Những loại hàng hóa được bày bán trên ghe, thường thì mỗi ghe sẽ chuyên bán một loại mặt hàng. Trước mỗi ghe hàng, thường có một cây xào chống, trên đó treo loại mặt hàng mà ghe có.
Ví dụ như, nếu ghe chuyên bán khoai lang thì trên cây xào sẽ treo lủng lẳng vài quả khoai, còn nếu ghe bán xoài thì trên cây xào sẽ có treo vài quả xoài như thể muốn người mua biết rằng “ Ở đây có bán khoai” hoặc “ Ở đây có bán xoài”. Những ghe như thế gọi là ghe bẹo.
Không chỉ giữ gìn được nét đẹp văn hóa vùng sông nước, ngày nay chợ nổi như một điểm du lịch hấp dẫn mà du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài rất thích khám phá và như trải nghiệm. Cứ năm chiếc xuồng vào chợ thì có đến bốn chiếc chở người ngoại quốc, họ tỏ ra hiếu kì và thích thú từ khung cảnh đến con người miền sông nước, thậm chí đến cả câu rao hàng ngọt như “ mía lùi” của những cô gái Tây Đô.
Đây không chỉ mở ra tiềm năng về kinh tế, tạo công ăn việc làm cho bà con sống quanh sông mà còn có nhiều cơ hội để phát huy thế mạnh du lịch của vùng. Trước khung cảnh trời- nước mênh mông một vùng, du khách dường như thấy tâm hồn mình rộng mở và khoáng đạt hơn, cảm nhận được sự khác biệt của cuộc sống nơi đây, thấy được sự chân thành, giản dị và hiếu khách đến lạ của những con người vùng sông nước Cần Thơ.
Chợ đã nổi từ nửa đêm về sáng
Ta vẫn chìm từ giữa bữa hoàng hôn
Ta vẫn chìm từ giữa bữa hoàng hôn
Chợ nổi là một những nét văn hóa lâu đời của người miền tây cái thời giao thông trên bộ chưa phát triển, thương mại điện tử, kỹ thuật số chưa phát triển như ngày nay thì hàng ngày các cô, các chị, các dì phải dậy từ nữa đêm về sáng để kịp đưa hàng đến chợ nổi bán cho các đầu mối thu mua hay những người lấy hàng bán lẻ cũng phải đi từ sớm nên có câu " Chợ đã nổi nửa đêm về sáng" trong khi các anh, các chú đâu đó vẫn còn chưa tỉnh vì cuộc lai rai từ chiều hôm đến khuya cho nên "Ta vẫn chìm gữa buổi hoàng hôn" một chút vui hào sảng của người miền tây.
Ngày nay chợ nổi Cái Răng chủ yếu phục vụ cho khách du lịch cho nên chợ hoạt động nhộn nhịp nhất là vào khoản 7h00 - 10h00 sáng.
Chợ nổi Cái Răng nằm ở đâu?
Chợ nổi Cái Răng nằm trên sông Cái Răng, gần cầu Cái Răng, cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 6 km đường bộ và mất 30 phút nếu đi bằng thuyền từ Bến Ninh Kiều(thành phố Cần Thơ - thủ phủ của Tây Đô cũ). Cũng như những chợ nổi khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, chợ được hình thành để đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa khi đường bộ và các phương tiện lưu thông đường bộ chưa phát triển. Ngày nay chợ nổi Cái Răng là một những điểm tham quan chính của các tour du lịch miền tây sông nước miệt vườn.
Hình ảnh chở nổi Cái Răng nhộn nhịp
Chợ nổi Cái Răng có gì đặc biệt?
Người ta tụ tập trên sông và bằng các phương tiện như xuồng, ghe, tắc ráng... Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn mang lại tiềm năng về kinh tế lẫn du lịch miền tây sông nước này.Những loại hàng hóa được bày bán trên ghe, thường thì mỗi ghe sẽ chuyên bán một loại mặt hàng. Trước mỗi ghe hàng, thường có một cây xào chống, trên đó treo loại mặt hàng mà ghe có.
Ví dụ như, nếu ghe chuyên bán khoai lang thì trên cây xào sẽ treo lủng lẳng vài quả khoai, còn nếu ghe bán xoài thì trên cây xào sẽ có treo vài quả xoài như thể muốn người mua biết rằng “ Ở đây có bán khoai” hoặc “ Ở đây có bán xoài”. Những ghe như thế gọi là ghe bẹo.
Chợ nổi Cái Răng hưởng ứng ngày du lịch Việt Nam ảnh chụp ngày 9/7/2018
Chợ nổi Cái Răng ảnh chụp ngày 9/7/2018
Chợ nổi Cái Răng hưởng ứng ngày du lịch Việt Nam ảnh chụp ngày 9/7/2018
Chợ được họp vào khoảng thời gian nào?
Chợ đông nhất là vào khoảng 7- 8 sáng. Chợ không hoạt động và hoạt động rất ít vào các ngày Tết Âm Lịch (mồng 1 và mồng 2 Tết, Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng Năm âm lịch). Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi...Các xuồng dịch vụ (thường là thuyền nhỏ) len lỏi phục vụ khách đi chợ và cả khách tham quan.Không chỉ giữ gìn được nét đẹp văn hóa vùng sông nước, ngày nay chợ nổi như một điểm du lịch hấp dẫn mà du khách, đặc biệt là du khách nước ngoài rất thích khám phá và như trải nghiệm. Cứ năm chiếc xuồng vào chợ thì có đến bốn chiếc chở người ngoại quốc, họ tỏ ra hiếu kì và thích thú từ khung cảnh đến con người miền sông nước, thậm chí đến cả câu rao hàng ngọt như “ mía lùi” của những cô gái Tây Đô.
Đây không chỉ mở ra tiềm năng về kinh tế, tạo công ăn việc làm cho bà con sống quanh sông mà còn có nhiều cơ hội để phát huy thế mạnh du lịch của vùng. Trước khung cảnh trời- nước mênh mông một vùng, du khách dường như thấy tâm hồn mình rộng mở và khoáng đạt hơn, cảm nhận được sự khác biệt của cuộc sống nơi đây, thấy được sự chân thành, giản dị và hiếu khách đến lạ của những con người vùng sông nước Cần Thơ.