banner tour mien tay

Tour miền tây 2 ngày

Đặc sản Mỹ Tho - Hủ tiếu Mỹ Tho

Đến với Tiền Giang ngoài việc tham quan các danh lam thắng cảnh thì được thưởng thức đặc sản hấp dẫn nhất nơi đây, nhất là hủ tiếu Mỹ Tho cũng là điều mà du khách rất thích thú. Mùi thơm ngào ngạt bốc lên kèm với những gia vị bắt mắt, nước lèo ngọt, thơm làm cho tô hủ tiếu Mỹ Tho càng trở nên hấp dẫn hơn với du khách khi một lần dùng thử.

Nguồn gốc tên gọi hủ tiếu Mỹ Tho
Hủ tiếu là món ăn được người Hoa đưa vào nước ta và đặc biệt rất được yêu thích ở các tỉnh du lịch miền tây. Tuy nhiên hủ tiếu Mỹ Tho của tỉnh Tiền Giang được xem như là nổi tiếng nhất của cả miền Nam. Hủ tiếu Mỹ Tho xuất hiện vào thập niên 60 của thế kỉ 20 từ các xe, cửa hiệu ven đường với những tên gọi như Phánh Ký, Vĩnh Ký, Hưng Ký, Gia Ký, Tuyền Kí. Các quán hủ tiếu của người Việt gốc Hoa này trải rộng từ Mỹ Tho tới Gò Công và các quận của Cái Bè, Cai Lậy. Theo thời gian tên gọi hủ tiếu Mỹ Tho trở thành một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang được rất nhiều du khách biết đến.
Mỹ Tho là thành phố của Tiền Giang, tỉnh được xem như cửa ngõ để du khách khám phá vùng đồng bằng sông nước miền Tây Nam Bộ. Nơi đây nổi tiếng với vườn trái cây nặng trĩu bốn mùa, đặc biệt món hủ tiếu Mỹ Tho chính là điểm nhấn của vùng đất này. Chắc hẳn du khách khi đi tour du lịch miền tây ghé thăm Mỹ Tho không thể bỏ qua món ăn này để hoàn thiện chuyến thăm của mình.
Hũ tiếu mỹ tho

Đặc sản hủ tiếu Mỹ Tho
Hủ tiếu Mỹ Tho khác các loại hủ tiếu khác như thế nào?
Hủ tiếu Mỹ Tho là một trong ba thương hiệu nổi tiếng nhất của miền Nam, bên cạnh hủ tiếu Sa Đéc và Nam Vang. Nhìn sơ qua, hủ tiếu Mỹ Tho cũng na ná các món ăn cùng loại, với thành phần chính là sợi hủ tiếu, nước dùng và nguyên liệu ăn kèm. Nhưng chỉ đến khi ăn thử, bạn mới cảm nhận được sự khác biệt rất riêng của món ăn này.
Đặc điểm của sợi hủ tiếu Mỹ Tho là cọng nhỏ, khô, dai và giòn giòn thơm ngon, mang nét đặc trưng không lẫn với hủ tiếu ở một nơi nào khác. Nguyên liệu ăn kèm khá phong phú nên thực khách có thể thoải mái lựa chọn thịt nạc, lòng, xương hay hải sản… tùy theo ý thích. Ngoài hai thành phần đó, cái hấp dẫn người ăn nhất chính là nước dùng. Ngoài vị ngọt của nước hầm xương, còn có cái mằn mặn của tôm khô, ngọt nhẹ của củ cải, tạo cảm giác dìu dịu nơi đầu lưỡi khi thưởng thức.
Sợi hủ tiếu Mỹ Tho to và trong, làm từ gạo thơm, dẻo (nổi tiếng là thứ gạo Gò Cát của làng Mỹ Phong), phải dùng trong ngày, do vậy có mùi thơm của gạo, trụng nước sôi thì mềm nhưng không bị bở, nhai dai dai, nên gọi là hủ tiếu dai, ăn không có mùi chua . Và cọng hủ tiếu sẽ có mùi hơi chua, vì vậy sẽ được trụng riêng ở nước sôi chứ không trụng trực tiếp vào nước lèo.
Khi chế biến, sợi hủ tiếu được chần sơ qua nước sôi, các loại rau như hẹ, xà lách, giá được cho lên trên, tùy yêu cầu người ăn mà chủ quán có thể cho xương, lòng hoặc hải sản vào, chan ngập nước dùng. Rắc thêm một ít hành phi và tiêu lên trên, bạn sẽ được thưởng thức một tô hủ tiếu thơm và ngon theo đúng điệu của dân miền Tây.
Đơn giản là vậy nhưng hủ tiếu Mỹ Tho đã làm nên thương hiệu và ghi điểm trong lòng thực khách tứ phương mỗi khi đến với vùng đất này. Đến Mỹ Tho mà chưa ăn hủ tiếu thì coi như mất hết một nửa điều thú vị. Điểm nhấn chính của tô hủ tiếu chính là sự pha trộn của các hương liệu tạo nên nước dùng thơm ngon, thu hút bất cứ thực khách nào mỗi khi nhìn thấy.